GA Hội giảng Sử 7
Tháng Ba 15, 2017 10:46 sáng
TIẾT 30- BÀI 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
- TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
– Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước
– Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống các tầng lớp nhân dân lao động nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ; xã hội rối loạn
– Phong trào nông dân nô tì nổ ra ở khắp nơi
– Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần
2.Kĩ năng
-Rèn kĩ năng phân tích,đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử
– Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ
3.Thái độ
– Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động
– Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
4.Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh
– Năng lực chung: giải quyết vấn đề; sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo
– Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức; xác định mối quan hệ giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử; phân tích so sánh; nhận xét đánh giá.
5.Phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học
Phương pháp | Hình thức | Kĩ thuật dạy học |
– Sử dụng đồ dùng trực quan
– Dạy học nêu vấn đề – Phương pháp tự học |
– Nhóm và cá nhân | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật chia nhóm, – Kĩ thuật trình bày…. |
II.Chuẩn bị
GV: – Tranh ảnh liên quan đến bài dạy, lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
– Soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
III.Tiến trình bài dạy
A.Hoạt động khởi động
GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh
?Nội dung của mỗi bức tranh là gì?
– Vua Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của nhà Trần
– Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng có nhiều công trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên
– Niềm vui chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
-Tháp Phổ Minh(Nam Định).
GV: Đúng rồi đấy các em ạ. Đó là những hình ảnh tiêu biểu trong thời kì hình thành và phát triển của triều đại nhà Trần .
Các em ạ nhưng đến nửa cuối thế kỉ XIV nhà Trần đã bắt đầu suy sụp về kinh tế và xã hội. Vậy biểu hiện của sự suy sụp đó là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp của nhà Trần?Đó cũng chính là nội dung của bài 16.
GV ghi tên bài : TIẾT 30:Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
- TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Hoạt động dạy và học | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV cho học sinh đọc SGK GV: Nói tới kinh tế là nói tới những mặt sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.Trong xã hội phong kiến nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. ?Em hãy nêu hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV? – Nhà nước không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi – Nhiều năm bị mất mùa đói kém – Nhiều nông dân bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc địa chủ giàu có. GV cho học sinh nhận xét GV chốt kiến thức: ?Vì sao kinh tế nông nghiệp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV có những biểu hiện đó? – Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp – Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất – Ruộng đất công làng xã bị xâm lấn. – Quan lại vơ vét bóc lột nhân dân bằng các loại thuế. GV: Như vậy các em đã giải thích được nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế nông nghiệp có biểu hiện như trên. Trong các nguyên nhân trên, em thấy nguyên nhân nào là chính? – Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp GV nhận xét và chốt kiến thức: GV ghi bảng: Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính ?Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả gì? *GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh HS hoạt động nhóm : hoạt động cặp đôi Thời gian thảo luận 2 phút Thời gian thảo luận bắt đầu Kết thúc thời gian thảo luận *Học sinh báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo: GV:Nhà Trần không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả gì? Một em đại diện nhóm 1 trình bày: * Dự kiến trả lời: Nhà Trần không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả: – Nhiều năm mất mùa,đói kém – Ruộng đất công bị thu hẹp – Đời sống của nông dân ngày càng bấp bênh – Thế nhưng triều đình vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung Học sinh nhóm khác có thể hỏi nhóm 1: ?Bạn hiểu như thế nào về thuế đinh? -Tiền thuế mà mỗi người đàn ông từ 18 tuổi đến 60 tuổi phải nộp hằng năm cho nhà nước phong kiến. GV nhận xét câu hỏi và câu trả lời của học sinh: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các nhóm. GV nhận xét: Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến hậu quả: Nhiều năm mất mùa đói kém: vào nửa sau thế kỉ XIV có 9 lần vỡ đê ,lụt lớn nhiều năm vừa bị hạn vừa bị lụt, có hơn 10 nạn đói. Ruộng đất công làng xã bị thu hẹp lại. đời sống của nông dân ngày càng khổ cực. Thế nhưng triều đình lại ra lệnh bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. GV chốt : Nhà Trần không qua tâm đến sản xuất nông nghiệp thì người nông dân phải gánh chịu hậu quả nên đời sống của họ ngày càng cực khổ GV ghi bảng GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm: Với tinh thần chủ động, tích cực học tập các em đã thấy được hậu quả của việc nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. GV: Các em a, đúng như Nguyễn Phi Khanh – người đỗ Thái học sinh thời Trần đã mô tả tình cảnh của dân chúng lúc bấy giờ qua những câu thơ sau: Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu? ….Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi….. ?Nếu em được chứng kiến hậu quả của việc không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp của nhà Trần thì em có thái độ gì? – Thương cảm cho thân phận khổ cực của người nông dân lúc bấy giờ. ?Từ việc thảo luận,phân tích trên em có nhận xét về nền kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV? – Kinh tế nhà Trần cuối thế kỉ XIV đang suy sụp. GV nhận xét và chuyển ý: Qua phần 1 các em đã thấy được nền kinh tế của nhà Trần trì trệ, đang suy sụp. Nền kinh tế đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình xã hội triều Trần lúc đó như thế nào chúng ta chuyển sang phần 2. Trước tiên chúng ta tìm hiểu tình hình ở trong nước. GV cho học sinh tìm hiểu đoạn tư liệu sau: “ Vua buông tuồng ăn chơi vô độ… nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga…lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời: món gì Dụ Tông cũng mắc!Cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy được?” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục) Quan lại vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn. *GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 1. Đời sống của vua và quan như thế nào? 2.Nhận xét về cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV? GV cho học sinh đọc câu hỏi GV chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm là 3 bàn để thảo luận và trả lời các câu hỏi trên. *HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả của nhóm mình *Dự kiến trả lời: Đời sống của vua và quan: – Vua chỉ chăm lo vào việc ăn chơi vô độ, nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga,lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời – Quan lại vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. – Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn . Đại diện nhóm 2 nhận xét: Nhóm em đồng ý với kết quả của nhóm bạn. GV nhận xét và chốt trên đoạn tư liệu GV cho học sinh xem tranh: Đây là hình ảnh vua Trần Dụ Tông ?Dựa vào sự chuẩn bị bài, em hãy nêu hiểu biết của em về vua Trần Dụ Tông? – Trần Dụ Tông là đời vua thứ 7 trong triều Trần – Trần Dụ Tông là ông vua nổi tiếng ăn chơi GV cho học sinh quan sát tranh GV giới thiệu: Đây là một số hình ảnh minh họa cho đời sống của vua và quan GV khái quát: Vua buông tuồng ăn chơi vô độ, lãng phí tiền của,hoang dâm trác táng nên trong triều nhiều kẻ tham lam nịnh thần kết bè kéo cánh, lũng đoạn triều chính, kỉ cương phép nước rối loạn. ?Qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV?Đại diện nhóm 2 trình bày: – Vua quan ăn chơi sa đọa, chính quyền thối nát GV gọi nhóm 1 nhận xét: Nhóm em đồng ý với kết quả của nhóm bạn. GV chốt: Cô cũng đồng ý với kết quả của các nhóm.GV ghi bảng ?Với lối sống của vua và quan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội nước ta lúc bấy giờ? – Kinh tế suy sụp – Chính trị bất ổn – Xã hội rối loạn. ?Trước tình cảnh vua quan ăn chơi như thế, ông Chu Văn An đã có việc làm gì? – Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần GV cho học sinh xem chân dung Chu Văn An và giới thiệu vài nét về ông. Ông là người thầy giáo đầu tiên của nền giáo dục nước ta.Ông là thầy thuốc, đại quan của nhà Trần.Đến đời vua Trần Anh Tông ông được giữ chức quan tư nghiệp trường Quốc Tử Giám.Thời Trần Dụ Tông chính sự đổ nát ông đã viết sớ dâng lên vua chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe, ông đã xin treo mũ từ quan. ?Việc làm của ông đã nói lên điều gì? – Ông là một vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. GV: Việc làm của ông rất đúng vì ông bất bình trước cuộc sống ăn chơi sa hoa của vua quan. GV:Các em ạ, nhà Trần ngày càng suy sụp hơn khi Trần Dụ Tông chết và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền. ?Khi tình hình trong nước rối loạn thì các thế lực bên ngoài có ý đồ gì?Nhà Trần đã đối phó ra sao? – Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa yêu sách ngang ngược của nhà Minh. GV:Vua quan bỏ chạy khỏi kinh thành mặc cho quân Cham-pa cướp bóc,đốt phá kinh thành.Như vậy các tầng lớp quý tộc nhà Trần cầm quyền đã bất lực trong viêc đối phó với các thế lực bên ngoài GV ghi bảng GV:Triều chính đổ nát, giặc dã nổi lên như ong, nhân dân cực khổ trăm bề. ? Trước tình hình đó, xã hội đã nảy sinh những mâu thuẫn nào?Nhân dân ta có thái độ gì? – Nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị – Họ đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ GV: Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị. Vì đời sống của họ quá khổ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì.Các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. GV nhắc cho học sinh nghiên cứu SGK Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau vào phiếu học tập 1.Nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV theo bảng sau:
2.Nhận xét các cuộc khởi nghĩa trong thời gian này về thành phần tham gia, địa bàn hoạt động và ý nghĩa *GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 và 2 thảo luận và trả lời các câu hỏi 1 Nhóm 3 thảo luận và trả lời câu hỏi 3 *HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm với cô giáo – Lớp trưởng thu kết quả thảo luận của các nhóm treo lên bảng. – Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. – Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *GV cho nhóm 3 nhận xét * Dự kiến trả lời:
GV đưa lược đồ cuộc khởi nông dân nửa cuối thế kỉ XIV GV giới thiệu kí hiệu các kí hiệu trên lược đồ GV gọi học sinh lên bảng chỉ vị trí các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ GV chỉ vị trí các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ GV nhận xét chung: Trong thời gian này nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông nô và nô tì GV ghi bảng ?Các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại.Theo em các cuộc khởi nghĩa thất bại là do những nguyên nhân nào? – Các cuộc khởi nghĩa trên nổ ra lẻ tẻ – Thiếu tổ chức, thiếu sự liên kết – Do triều đình đàn áp GV nhận xét Nhận xét các cuộc khởi nghĩa trong thời gian này về thành phần tham gia, địa bàn hoạt động và ý nghĩa.Đại diện nhóm 3 đọc kết quả thảo luận của nhóm mình * Dự kiến trả lời: – Thành phần tham gia: nông dân, nông nô và nô tì – Địa bàn hoạt động: rộng lớn. – Ý nghĩa:Khẳng định tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. Nhóm 1 và nhóm 2 nhận xét: Nhóm 1 hoặc 2 hỏi bổ sung
Nhóm bạn hãy cho biết: ?Tại sao địa bàn hoạt động các cuộc khởi nghĩa lại rộng lớn? – Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều địa phương: Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. GV nhận xét : Thành phần tham gia các cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân làng xã đói khổ lưu vong; nông nô và nô tì.Các cuộc khởi nghĩa có địa bàn hoạt động rộng lớn. Điều đó muốn khẳng định tinh thần đấu tranh chống áp bóc lột của nhân dân ta. ?Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? GV cho học sinh thảo luận cặp đôi với thời gian 1 phút – Đại diện các nhóm trình bày: Dự kiến trả lời: + Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nông dân ngày càng sâu sắc và đã lên tới đỉnh điểm + Đó là những phản ứng mãnh liệt của nhân dân đối với những bất công,đói nghèo. + Là dấu hiệu sụp đổ của triều nhà Trần. GV nhận xét ?Qua đó các em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV? – Từ nửa cuối thế kỉ XIV vương triều Trần đã suy sụp dần và sụp đổ hoàn toàn vào cuối thế kỉ XIV.
GV chốt kiến thức: ?Qua bài học hôm nay các em đã nắm được những nội dung gì? Dự kiến trả lời: – Tình hình kinh tế suy sụp – Tình hình xã hội: + Vua quan ăn chơi xa hoa + Cham pa xâm lược Đại Việt + Nhà Minh đưa ra yêu sách ngang ngược + Nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Dẫn đến nhà Trần suy sụp. ? Từ sự suy sụp của nhà Trần em thấy vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV đã bộc lộ điều gì trong việc quản lý điều hành đất nước? – Vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV đã bộc lộ sự yếu kém trong việc quản lý đất nước
C.Hoạt động thực hành Vận dụng những kiến thức vừa học các em sẽ làm những bài tập sau: Bài tập 1:Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng: 1.Dưới thời Trần, từ nửa sau thế kỉ XIV ruộng đất tập trung trong tay: A.Vương hầu, quý tộc B .Địa chủ giàu có C.Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ. D. Địa chủ, quý tộc 2.Từ nửa sau thế kỉ XIV nền kinh tế nước ta suy thoái vì A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề. B.Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp C.Giặc ngoại xâm thống trị nước ta D.Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp Bài tập 2: Trò chơi giải ô chữ D.Hoạt động ứng dụng ? Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến nền kinh tế suy sụp. Còn nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay như thế nào Nhà nước chăm lo: – Bảo vệ đê điều , công tác thủy lợi – Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. GV chốt: Nền kinh tế nước ta phát triển nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đời sống của nhân dân được nâng cao. GV: Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy sụp. Song trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có nhiều vị vua nhà Trần đã có công lao rất to lớn đối với dân tộc ta. Để tưởng nhớ công lao đó nhân dân ta đã lập nhiều đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta. ? Ở tỉnh Nam Định có di tích lịch sử nào liên quan đến các vị vua nhà Trần ? + Đền Trần – Nam Định. GV cho học sinh xem tranh về di tích lịch sử đền Trần GV: Tại Mỹ Lộc thành phố Nam Định có di tích lịch sử đền Trần. Vào tháng 8 hằng năm có tổ chức lễ hội, khách thập phương đã đến thắp hương tưởng nhớ. ?Để phát huy giá trị di tích lịch sử đền Trần các em có thể làm những việc gì? – Học tập tiếp thu các giá trị của di tích – Tuyên truyền, giới thiệu những hiểu biết của bản thân với những người xung quanh E. Hoạt động bổ sung: – Gv nhận xét giờ học. – Để tìm hiểu sâu sắc hơn bài học hôm nay các em làm các công việc sau: + Vẽ bản đồ tư duy về sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV + Tìm đọc sách về triều đại nhà Trần, + Có điều kiện tham quan di tích lịch sử đền Trần. – Tìm hiểu trước về nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly + Quá trình thành lập nhà Hồ, + Tìm hiểu những cải cách của Hồ Quý Ly, + Tìm hiểu về di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. |
1.Tình hình kinh tế
– Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
-Đời sống của nông dân ngày càng khổ cực
2.Tình hình xã hội
– Vua quan ăn chơi sa đọa
– Cham-pa xâm lược Đại Việt – Nhà Minh đưa ra yêu sách ngang ngược
-Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì
|
TIẾT 30- BÀI 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
- TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
– Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước
– Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống các tầng lớp nhân dân lao động nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ; xã hội rối loạn
– Phong trào nông dân nô tì nổ ra ở khắp nơi
– Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần
2.Kĩ năng
-Rèn kĩ năng phân tích,đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử
– Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ
3.Thái độ
– Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động
– Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
4.Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh
– Năng lực chung: giải quyết vấn đề; sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo
– Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức; xác định mối quan hệ giữa các sự kiện hiện tượng lịch sử; phân tích so sánh; nhận xét đánh giá.
5.Phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học
Phương pháp | Hình thức | Kĩ thuật dạy học |
– Sử dụng đồ dùng trực quan
– Dạy học nêu vấn đề – Phương pháp tự học |
– Nhóm và cá nhân | – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật chia nhóm, – Kĩ thuật trình bày…. |
II.Chuẩn bị
GV: – Tranh ảnh liên quan đến bài dạy, lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
– Soạn giáo án
HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
III.Tiến trình bài dạy
A.Hoạt động khởi động
GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh
?Nội dung của mỗi bức tranh là gì?
– Vua Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của nhà Trần
– Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng có nhiều công trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên
– Niềm vui chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
-Tháp Phổ Minh(Nam Định).
GV: Đúng rồi đấy các em ạ. Đó là những hình ảnh tiêu biểu trong thời kì hình thành và phát triển của triều đại nhà Trần .
Các em ạ nhưng đến nửa cuối thế kỉ XIV nhà Trần đã bắt đầu suy sụp về kinh tế và xã hội. Vậy biểu hiện của sự suy sụp đó là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp của nhà Trần?Đó cũng chính là nội dung của bài 16.
GV ghi tên bài : TIẾT 30:Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
- TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Hoạt động dạy và học | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV cho học sinh đọc SGK GV: Nói tới kinh tế là nói tới những mặt sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.Trong xã hội phong kiến nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. ?Em hãy nêu hình kinh tế nông nghiệp nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV? – Nhà nước không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi – Nhiều năm bị mất mùa đói kém – Nhiều nông dân bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc địa chủ giàu có. GV cho học sinh nhận xét GV chốt kiến thức: ?Vì sao kinh tế nông nghiệp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV có những biểu hiện đó? – Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp – Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất – Ruộng đất công làng xã bị xâm lấn. – Quan lại vơ vét bóc lột nhân dân bằng các loại thuế. GV: Như vậy các em đã giải thích được nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế nông nghiệp có biểu hiện như trên. Trong các nguyên nhân trên, em thấy nguyên nhân nào là chính? – Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp GV nhận xét và chốt kiến thức: GV ghi bảng: Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính ?Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả gì? *GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh HS hoạt động nhóm : hoạt động cặp đôi Thời gian thảo luận 2 phút Thời gian thảo luận bắt đầu Kết thúc thời gian thảo luận *Học sinh báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo: GV:Nhà Trần không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả gì? Một em đại diện nhóm 1 trình bày: * Dự kiến trả lời: Nhà Trần không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả: – Nhiều năm mất mùa,đói kém – Ruộng đất công bị thu hẹp – Đời sống của nông dân ngày càng bấp bênh – Thế nhưng triều đình vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh Đại diện các nhóm nhận xét và bổ sung Học sinh nhóm khác có thể hỏi nhóm 1: ?Bạn hiểu như thế nào về thuế đinh? -Tiền thuế mà mỗi người đàn ông từ 18 tuổi đến 60 tuổi phải nộp hằng năm cho nhà nước phong kiến. GV nhận xét câu hỏi và câu trả lời của học sinh: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các nhóm. GV nhận xét: Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến hậu quả: Nhiều năm mất mùa đói kém: vào nửa sau thế kỉ XIV có 9 lần vỡ đê ,lụt lớn nhiều năm vừa bị hạn vừa bị lụt, có hơn 10 nạn đói. Ruộng đất công làng xã bị thu hẹp lại. đời sống của nông dân ngày càng khổ cực. Thế nhưng triều đình lại ra lệnh bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. GV chốt : Nhà Trần không qua tâm đến sản xuất nông nghiệp thì người nông dân phải gánh chịu hậu quả nên đời sống của họ ngày càng cực khổ GV ghi bảng GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm: Với tinh thần chủ động, tích cực học tập các em đã thấy được hậu quả của việc nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. GV: Các em a, đúng như Nguyễn Phi Khanh – người đỗ Thái học sinh thời Trần đã mô tả tình cảnh của dân chúng lúc bấy giờ qua những câu thơ sau: Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu? ….Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi….. ?Nếu em được chứng kiến hậu quả của việc không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp của nhà Trần thì em có thái độ gì? – Thương cảm cho thân phận khổ cực của người nông dân lúc bấy giờ. ?Từ việc thảo luận,phân tích trên em có nhận xét về nền kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV? – Kinh tế nhà Trần cuối thế kỉ XIV đang suy sụp. GV nhận xét và chuyển ý: Qua phần 1 các em đã thấy được nền kinh tế của nhà Trần trì trệ, đang suy sụp. Nền kinh tế đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình xã hội triều Trần lúc đó như thế nào chúng ta chuyển sang phần 2. Trước tiên chúng ta tìm hiểu tình hình ở trong nước. GV cho học sinh tìm hiểu đoạn tư liệu sau: “ Vua buông tuồng ăn chơi vô độ… nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga…lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời: món gì Dụ Tông cũng mắc!Cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy được?” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục) Quan lại vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn. *GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 1. Đời sống của vua và quan như thế nào? 2.Nhận xét về cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV? GV cho học sinh đọc câu hỏi GV chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm là 3 bàn để thảo luận và trả lời các câu hỏi trên. *HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả của nhóm mình *Dự kiến trả lời: Đời sống của vua và quan: – Vua chỉ chăm lo vào việc ăn chơi vô độ, nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga,lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời – Quan lại vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. – Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn . Đại diện nhóm 2 nhận xét: Nhóm em đồng ý với kết quả của nhóm bạn. GV nhận xét và chốt trên đoạn tư liệu GV cho học sinh xem tranh: Đây là hình ảnh vua Trần Dụ Tông ?Dựa vào sự chuẩn bị bài, em hãy nêu hiểu biết của em về vua Trần Dụ Tông? – Trần Dụ Tông là đời vua thứ 7 trong triều Trần – Trần Dụ Tông là ông vua nổi tiếng ăn chơi GV cho học sinh quan sát tranh GV giới thiệu: Đây là một số hình ảnh minh họa cho đời sống của vua và quan GV khái quát: Vua buông tuồng ăn chơi vô độ, lãng phí tiền của,hoang dâm trác táng nên trong triều nhiều kẻ tham lam nịnh thần kết bè kéo cánh, lũng đoạn triều chính, kỉ cương phép nước rối loạn. ?Qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV?Đại diện nhóm 2 trình bày: – Vua quan ăn chơi sa đọa, chính quyền thối nát GV gọi nhóm 1 nhận xét: Nhóm em đồng ý với kết quả của nhóm bạn. GV chốt: Cô cũng đồng ý với kết quả của các nhóm.GV ghi bảng ?Với lối sống của vua và quan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội nước ta lúc bấy giờ? – Kinh tế suy sụp – Chính trị bất ổn – Xã hội rối loạn. ?Trước tình cảnh vua quan ăn chơi như thế, ông Chu Văn An đã có việc làm gì? – Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần GV cho học sinh xem chân dung Chu Văn An và giới thiệu vài nét về ông. Ông là người thầy giáo đầu tiên của nền giáo dục nước ta.Ông là thầy thuốc, đại quan của nhà Trần.Đến đời vua Trần Anh Tông ông được giữ chức quan tư nghiệp trường Quốc Tử Giám.Thời Trần Dụ Tông chính sự đổ nát ông đã viết sớ dâng lên vua chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe, ông đã xin treo mũ từ quan. ?Việc làm của ông đã nói lên điều gì? – Ông là một vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. GV: Việc làm của ông rất đúng vì ông bất bình trước cuộc sống ăn chơi sa hoa của vua quan. GV:Các em ạ, nhà Trần ngày càng suy sụp hơn khi Trần Dụ Tông chết và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền. ?Khi tình hình trong nước rối loạn thì các thế lực bên ngoài có ý đồ gì?Nhà Trần đã đối phó ra sao? – Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa yêu sách ngang ngược của nhà Minh. GV:Vua quan bỏ chạy khỏi kinh thành mặc cho quân Cham-pa cướp bóc,đốt phá kinh thành.Như vậy các tầng lớp quý tộc nhà Trần cầm quyền đã bất lực trong viêc đối phó với các thế lực bên ngoài GV ghi bảng GV:Triều chính đổ nát, giặc dã nổi lên như ong, nhân dân cực khổ trăm bề. ? Trước tình hình đó, xã hội đã nảy sinh những mâu thuẫn nào?Nhân dân ta có thái độ gì? – Nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị – Họ đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ GV: Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị. Vì đời sống của họ quá khổ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì.Các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. GV nhắc cho học sinh nghiên cứu SGK Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau vào phiếu học tập 1.Nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV theo bảng sau:
2.Nhận xét các cuộc khởi nghĩa trong thời gian này về thành phần tham gia, địa bàn hoạt động và ý nghĩa *GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 và 2 thảo luận và trả lời các câu hỏi 1 Nhóm 3 thảo luận và trả lời câu hỏi 3 *HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm với cô giáo – Lớp trưởng thu kết quả thảo luận của các nhóm treo lên bảng. – Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. – Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *GV cho nhóm 3 nhận xét * Dự kiến trả lời:
GV đưa lược đồ cuộc khởi nông dân nửa cuối thế kỉ XIV GV giới thiệu kí hiệu các kí hiệu trên lược đồ GV gọi học sinh lên bảng chỉ vị trí các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ GV chỉ vị trí các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ GV nhận xét chung: Trong thời gian này nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông nô và nô tì GV ghi bảng ?Các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại.Theo em các cuộc khởi nghĩa thất bại là do những nguyên nhân nào? – Các cuộc khởi nghĩa trên nổ ra lẻ tẻ – Thiếu tổ chức, thiếu sự liên kết – Do triều đình đàn áp GV nhận xét Nhận xét các cuộc khởi nghĩa trong thời gian này về thành phần tham gia, địa bàn hoạt động và ý nghĩa.Đại diện nhóm 3 đọc kết quả thảo luận của nhóm mình * Dự kiến trả lời: – Thành phần tham gia: nông dân, nông nô và nô tì – Địa bàn hoạt động: rộng lớn. – Ý nghĩa:Khẳng định tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. Nhóm 1 và nhóm 2 nhận xét: Nhóm 1 hoặc 2 hỏi bổ sung
Nhóm bạn hãy cho biết: ?Tại sao địa bàn hoạt động các cuộc khởi nghĩa lại rộng lớn? – Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều địa phương: Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. GV nhận xét : Thành phần tham gia các cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân làng xã đói khổ lưu vong; nông nô và nô tì.Các cuộc khởi nghĩa có địa bàn hoạt động rộng lớn. Điều đó muốn khẳng định tinh thần đấu tranh chống áp bóc lột của nhân dân ta. ?Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? GV cho học sinh thảo luận cặp đôi với thời gian 1 phút – Đại diện các nhóm trình bày: Dự kiến trả lời: + Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nông dân ngày càng sâu sắc và đã lên tới đỉnh điểm + Đó là những phản ứng mãnh liệt của nhân dân đối với những bất công,đói nghèo. + Là dấu hiệu sụp đổ của triều nhà Trần. GV nhận xét ?Qua đó các em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV? – Từ nửa cuối thế kỉ XIV vương triều Trần đã suy sụp dần và sụp đổ hoàn toàn vào cuối thế kỉ XIV.
GV chốt kiến thức: ?Qua bài học hôm nay các em đã nắm được những nội dung gì? Dự kiến trả lời: – Tình hình kinh tế suy sụp – Tình hình xã hội: + Vua quan ăn chơi xa hoa + Cham pa xâm lược Đại Việt + Nhà Minh đưa ra yêu sách ngang ngược + Nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Dẫn đến nhà Trần suy sụp. ? Từ sự suy sụp của nhà Trần em thấy vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV đã bộc lộ điều gì trong việc quản lý điều hành đất nước? – Vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV đã bộc lộ sự yếu kém trong việc quản lý đất nước
C.Hoạt động thực hành Vận dụng những kiến thức vừa học các em sẽ làm những bài tập sau: Bài tập 1:Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng: 1.Dưới thời Trần, từ nửa sau thế kỉ XIV ruộng đất tập trung trong tay: A.Vương hầu, quý tộc B .Địa chủ giàu có C.Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ. D. Địa chủ, quý tộc 2.Từ nửa sau thế kỉ XIV nền kinh tế nước ta suy thoái vì A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề. B.Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp C.Giặc ngoại xâm thống trị nước ta D.Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp Bài tập 2: Trò chơi giải ô chữ D.Hoạt động ứng dụng ? Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến nền kinh tế suy sụp. Còn nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay như thế nào Nhà nước chăm lo: – Bảo vệ đê điều , công tác thủy lợi – Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. GV chốt: Nền kinh tế nước ta phát triển nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đời sống của nhân dân được nâng cao. GV: Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy sụp. Song trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có nhiều vị vua nhà Trần đã có công lao rất to lớn đối với dân tộc ta. Để tưởng nhớ công lao đó nhân dân ta đã lập nhiều đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta. ? Ở tỉnh Nam Định có di tích lịch sử nào liên quan đến các vị vua nhà Trần ? + Đền Trần – Nam Định. GV cho học sinh xem tranh về di tích lịch sử đền Trần GV: Tại Mỹ Lộc thành phố Nam Định có di tích lịch sử đền Trần. Vào tháng 8 hằng năm có tổ chức lễ hội, khách thập phương đã đến thắp hương tưởng nhớ. ?Để phát huy giá trị di tích lịch sử đền Trần các em có thể làm những việc gì? – Học tập tiếp thu các giá trị của di tích – Tuyên truyền, giới thiệu những hiểu biết của bản thân với những người xung quanh E. Hoạt động bổ sung: – Gv nhận xét giờ học. – Để tìm hiểu sâu sắc hơn bài học hôm nay các em làm các công việc sau: + Vẽ bản đồ tư duy về sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV + Tìm đọc sách về triều đại nhà Trần, + Có điều kiện tham quan di tích lịch sử đền Trần. – Tìm hiểu trước về nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly + Quá trình thành lập nhà Hồ, + Tìm hiểu những cải cách của Hồ Quý Ly, + Tìm hiểu về di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. |
1.Tình hình kinh tế
– Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
-Đời sống của nông dân ngày càng khổ cực
2.Tình hình xã hội
– Vua quan ăn chơi sa đọa
– Cham-pa xâm lược Đại Việt – Nhà Minh đưa ra yêu sách ngang ngược
-Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì
|